Staking là một thuật ngữ không còn xa lạ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường Crypto để tối ưu lợi nhuận trong thời gian nắm giữ các loại Coin – Token. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới thì có thể vẫn chưa biết cách tận dụng lợi thế để tăng lợi nhuận “theo cấp số nhân” mà chỉ có trong thị trường Crypto này.
Vậy staking là gì? Tại sao phải staking? Lãi kép từ staking và lợi ích của staking như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơ chế staking cũng như cách tối ưu hóa lợi nhuận thông qua cơ chế này.
Proof of Stake (PoS) là gì?
Trước khi đến với staking, bạn cần nắm một chút về cơ chế đồng thuận trên blockchain. Proof of Work (PoW) của Bitcoin hay Ethereum (trước The Merge) cho thấy sự đắt đỏ về thiết bị, tài nguyên lưu trữ, mức tiêu thụ điện năng cũng như việc không thân thiện với môi trường thì Proof of Stake (PoS) của các blockchain thế hệ mới đã giải quyết được vấn đề này và như là một giải pháp mở rộng, thay thế cho các blockchain PoW.
Proof of Stake (PoS) hiểu đơn giản là một cơ chế đồng thuận trên blockchain, nơi các validator (người xác thực) và delegator (người ủy quyền, người tham gia staking) sẽ làm nhiệm vụ xử lý, bảo mật mạng lưới và xác thực các giao dịch trên blockchain để nhận phần thưởng khối thay vì các thợ đào (miner) sẽ làm nhiệm vụ này trên các blockchain PoW.
Vậy staking là gì?
Staking là hành động khóa một lượng tiền mã hóa trong một khoảng thời gian nhất định để nhận được phần thưởng từ mạng lưới blockchain. Phần thưởng sẽ phụ thuộc vào số lượng bạn stake, thời gian stake, mức lạm phát của mạng lưới cũng như lãi suất hàng năm (hay còn gọi là APY).
Tại sao phải staking?
Cơ chế staking sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các bên liên quan, nổi bật trong đó là 2 đối tượng chính là Dự án và Nhà đầu tư.
Đối với dự án
- Tăng bảo mật cho hệ thống: Xét về yếu tố kinh tế thì khi lượng tài sản bị khoá lại càng lớn thì rủi ro bị thao túng tấn công 51% sẽ càng bị hạn chế vì hacker không đủ tiền thao túng hoặc không thể mua được lượng coin đã staking này.
- Dễ tăng giá: Khi lượng coin được staking nhiều thì lượng coin ngoài thị trường còn ít, sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng giá khi có nhu cầu mua nhiều từ nhà đầu tư hoặc thuận lợi cho các Market Maker (MM) đẩy giá.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng: Khi có thể nhận thêm lãi khi nắm giữ đồng coin sẽ tạo động lực cho cộng đồng tham gia nắm giữ đồng coin đó nhiều hơn.
- Tăng cường tính phi tập trung: Thu hút các validator tham gia để tăng mức độ phi tập trung của dự án.
- Tăng sức mạnh tính toán của hệ thống: Khi có nhiều validator tham gia sẽ tăng cường sức mạnh tính toán của hệ thống và đảm bảo thêm phần bảo mật cho hệ thống.
Đối với nhà đầu tư
- Nhận lãi kép: Nhà đầu tư sẽ nhận được thêm một lượng coin tuỳ theo lãi suất quy định của mỗi dự án mà ở thị trường crypto hay gọi là tỷ lệ APY (Annual Percentage Yield). Tuy nhiên, mức APY thực tế mà chúng ta nhận được khác biệt hoàn toàn so với cách gửi tiền nhận lãi cố định ở ngân hàng vì số coin chúng ta nhận được khi tăng giá sẽ mang lại thêm rất nhiều lợi nhuận. Đặc biệt là trong giai đoạn thị trường chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới.
Ví dụ: Bạn chỉ mua 1,000$ NEAR với giá 1$ và bạn đem 1,000 NEAR này tham gia staking với mức APY hiện nay tương đương 9%. Sau 1 năm, bạn mở khóa (unstake) để nhận lại 1,000 NEAR gốc và nhận thêm 90 NEAR lãi. Nếu giá NEAR tăng trưởng theo chu kỳ thị trường và chỉ cần đạt 5$, bạn sẽ nhận được 450$ lãi từ staking (đạt 45% lợi nhuận so với số tiền gốc 1.000$ bỏ ra ban đầu). Trong trường hợp giá NEAR tăng cao hơn thì số lãi bạn nhận được thậm chí vượt qua số vốn đầu tư ban đầu. Đây chính là cơ hội nhận Lãi kép và khác biệt hoàn toàn so với cách gửi lãi như bên truyền thống.
- Tăng cường bảo mật mạng lưới cho tài sản mình đang nắm giữ: Khi tham gia staking đồng nghĩa hỗ trợ dự án tăng tính bảo mật và phi tập trung giúp cho hệ thống an toàn hơn và hạn chế một phần rủi ro cho tài sản mình đang nắm giữ.
- Tham gia quản trị mạng lưới: Khi tham gia staking chúng ta có thể tham gia biểu quyết để quyết định về các hoạt động quan trọng hoặc tương lai của dự án.
Một số lưu ý
Bên cạnh những lợi ích khi tham gia staking, bạn cần tìm hiểu để nắm các thông tin cơ bản và cân nhắc trước khi tham gia staking để nhận lãi kép, một số lưu ý:
- Lựa chọn dự án tiềm năng tăng trưởng tốt để nhận lãi kép: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp bạn cảm thấy “nhàn” hơn trong việc đầu tư bởi kiến thức về dự án và thị trường đủ tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc tham gia staking cũng như đầu tư. Bạn có thể xem qua chương trình Giải mã đầu tư diễn vào lúc 20:00 thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần trên kênh Youtube của GFI Blockchain để nắm thông tin cũng như cách phân tích một dự án. Xem lại các số phân tích của các dự tiềm năng trước đó như Arbitrum, Chainlink, Optimism, Render, NEAR, AGIX,…tại link này và đừng quên nhấn đăng ký kênh cũng như bật chuông thông báo để không bỏ lỡ bất kỳ dự án nào nhé.
- Thời điểm tối ưu để staking: Tốt nhất là giai đoạn tích luỹ và chuẩn bị tăng trưởng để sau thời gian stake thị trường tăng trưởng mạnh thì lãi kép sẽ càng lớn.
- Kiểm tra APY của dự án: Một số dự án PoS có thể mức APY sẽ lên đến vài chục % và thậm chí vài trăm %. Tuy nhiên, lợi nhuận cao sẽ đi kèm rủi ro cao bởi mức lạm phát càng cao sẽ dẫn đến mất cân đối và giá trị của một dự án. Một số dự án PoS với mức APY đang duy trì ổn định như ETH (~ 4%), Aptos (6.5%), Solana (~ 7%), NEAR (~ 9%) và bạn có thể kiểm tra mức APY này tại Staking Rewards.
- Thời gian unstake (mở khoá): Tùy vào mạng lưới của từng dự án sẽ có thời gian unstake khác nhau. Ví dụ, trên NEAR thời gian unstake chỉ từ 2 – 3 ngày, ATOM sẽ là 21 ngày và DOT sẽ mất đến 28 ngày.
- Tỷ lệ lạm phát của mạng lưới: Thông thường các dự án trong thị trường crypto sẽ có nguồn cung cố định, tuy nhiên cũng có những dự án sẽ in thêm coin mỗi năm với tỷ lệ nhất định, đây chính là tỷ lệ lạm phát của một đồng coin. Nếu tỷ lệ này cao trên 10% thì rất rủi ro về nguồn cung bị dư thừa dẫn đến giá tài sản sẽ bị giảm theo thời gian.
- Mức APY cao: Các dự án tăng mức APY cao để thu hút staking trong những giai đoạn nhất định, nhưng nếu trong dài hạn mà mức APY này vẫn cao sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về giá trị tài sản. Mức APY trung bình của những dự án chất lượng trong thị trường thông thường dưới 10% mỗi năm.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết các bạn đã hiểu được về cơ chế staking và vì sao có thể nhận được lãi kép từ hoạt động này. Nếu bạn đang nắm giữ các đồng Coin – Token có cơ chế Staking, hãy tận dụng hoạt động này để tạo ra thêm lợi nhuận cho mình, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường đang tích luỹ và chuẩn bị tăng trưởng theo chu kỳ mới.
Cộng đồng Hệ sinh thái NEAR tại Việt Nam
- Telegram NEAR Việt Nam
- Telegram DeFi NEAR Việt Nam
- Telegram NFT và Gaming NEAR Việt Nam
- Facebook Fanpage
- Facebook Group
- Twitter NEAR Việt Nam Hub
- Twitter Aurora Việt Nam
- VBI Developer (NEAR dev)