Tổng quan
Tâm lý nhà đầu tư là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến giá thị trường. Trong tâm lý của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường sẽ tồn tại 2 cảm xúc đối lập đó là sự sợ hãi và lòng tham, hai cảm xúc này có thể tác động trực tiếp đến hành vi của nhà đầu tư. Trong thị trường crypto hai loại cảm xúc này còn được gọi là Fear & Greed Index. Đồng thời, đây cũng là thông số giúp nhà đầu tư có thể xác định được tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại. Hôm nay hãy cùng GFI tìm hiểu về Fear & Greed Index là gì? Và chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào trong thị trường crypto nhé!
Fear & Greed Index là gì?
Fear & Greed Index (chỉ số tham lam và sợ hãi) viết tắt là FGI được CNNMoney tạo ra dùng để phân tích thị trường cổ phiếu, sau đó Alternative.me cũng tạo ra một bản tương tự được sử dụng bên thị trường crypto. Được biết đến như là một công cụ đặc biệt được sử dụng để đo lường tâm lý của nhà đầu tư, đây là một trong những chỉ số quan trọng để quyết định sự biến động của thị trường. Các chỉ số này được xây dựng dựa trên hai cảm xúc đối lập đó là Fear (sợ hãi) và Greed (tham lam), chỉ số sợ hãi và tham lam sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 100 và được chia ra cụ thể như sau:
- 0 – 24 Extreme Fear (thể hiện sợ hãi tột độ)
- 25 – 49 Fear (sợ hãi)
- 50 là Neutral (thể hiện thị trường trung tính)
- 51 – 74 Greed (tham lam)
- 75 – 100 Extreme Greed (tham lam cực độ)
- Khi chỉ số nằm ở mức từ 0 đến 49 là Fear có nghĩa là thị trường đang có dấu hiệu xấu đi, giá trị của tài sản đang giảm dần và với tâm lý sợ hãi mọi người sẽ có xu hướng bán đi tài sản một cách ồ ạt vì không muốn bị lỗ
- Khi chỉ số nằm ở mức 51 đến 100 là Greed thị trường đang có xu hướng đi lên và với tâm lý tham lam mọi người sẽ tranh nhau mua đồng nghĩa với giá thị trường đang tăng lên
Các yếu tố tạo nên chỉ số Fear & Greed Index
Các yếu tố này được sử dụng để tạo ra chỉ số đo lường cho Bitcoin, vì hiện tại giá Bitcoin biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường.
- Voltality (Biến động): Yếu tố này chiếm 25%, dùng để đo lường mức độ biến động giá hiện tại của Bitcoin và so sánh với giá trung bình của Bitcoin vào khoảng thời gian 30 và 90 ngày trước. Từ đó thấy được sự tăng giảm bất thường của thị trường và tâm lý chung của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi tương đương.
- Market Momentum/Volum (Động lượng thị trường/Khối lượng): Yếu này chiếm 25%, trong đó Market Momentum là động lượng thị trường còn Market Volum. Đây là sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin và động lượng thị trường so với giá trị trung bình trong 30 hoặc 90 ngày trước đó. Nếu thấy người dùng mua vào với khối lượng lớn cho thấy thị trường tích cực và đang ở trạng thái Extreme Greed dẫn đến giá thị trường tăng cao.
- Social Media (Các phương tiện truyền thông xã hội): Yếu tố này chiếm 15% chỉ số, có thể đánh giá đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Hệ thống sẽ thu thập và tổng hợp số lượng bài đăng trên các trang mạng xã hội sau đó phân tích lượng tương tác dựa trên số lượng like, bài đăng, số lượng hashtag có liên quan trong một thời gian nhất định. Tỷ lệ tương tác cao đồng nghĩa với việc mọi người đang quan tâm đối với vấn đề này cụ thể ở đây là Bitcoin, từ đó có thể nhận xét được tâm lý người dùng đang ở Greed Index.
- Dominance (Độ thống trị): Yếu tố này chiếm 10% chỉ số, ban đầu sẽ khảo sát thị phần dựa trên vốn hoá thị trường của Bitcoin chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số vốn hoá của toàn bộ thị trường crypto. Nếu thị phần của Bitcoin càng lớn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang dồn toàn bộ vào Bitcoin, vì họ nhận thấy đầu tư vào altcoin là khoản đầu tư không an toàn.
- Trends (Xu hướng): Chiếm 10% chỉ số, hệ thống sẽ thu thập dữ liệu liên quan đến Bitcoin từ google trend, nếu như các từ khoá liên quan đến Bitcoin được tiềm kiếm với số lượng lớn đồng nghĩa với việc cộng đồng đang dồn sự quan tâm nhiều về Bitcoin từ đó có thể tác động đến sự biến động giá
- Surveys (Khảo sát): Chiếm 15%, cuối cùng trong chỉ số, Alternative.me đã sử dụng nền tảng bỏ phiếu Stawpoll.com nhằm tạo ra một cuộc khảo sát để thăm dò ý kiến của mọi người về thị trường. Theo thống kê mỗi cuộc khảo sát diễn ra sẽ có hơn 2000 người tham gia (hiện tại chỉ số này đang tạm dừng)
Mục đích đằng sau các chỉ số là để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách hiển thị những gì thị trường sẽ xảy ra. Nhưng cuối cùng các chỉ số này chỉ có thể hiển thị những gì nhà đầu tư đã làm.
Nên sử dụng Fear & Greed Index trong thị trường crypto như thế nào?
- Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn và bạn sử dụng Fear & Greed Index để phân tích thì bạn có thể sẽ bỏ lỡ những đợt tăng giá đáng kể và lưu ý Fear & Greed Index chỉ nên sử dụng phân tích trong thời gian ngắn hạn không nên áp dụng chỉ số này khi quyết định tham gia đầu tư dài hạn.
- Nếu bạn là một nhà giao dịch ngắn hạn thì chúc mừng chỉ số này sẽ rất hữu ích cho những nhà giao dịch ngắn hạn, bạn có thể áp dụng để xoay vòng vốn của mình.
- Còn nếu bạn là một nhà đầu tư cơ bản thì bạn không nên sử dụng chỉ số này để phân tích khi tham gia vào thị trường vì chỉ số này chỉ phù hợp với các nhà giao dịch kỹ thuật.
Làm thế nào để cân bằng tâm lý Fear & Greed khi giao dịch?
- Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý này trong giao dịch là bạn nên đề ra cho mình một kế hoạch giao dịch, ghi nhận và học hỏi từ những người khác để giúp bạn tránh khỏi ảnh hưởng của Extreme Fear và Extreme Greed. Một kế hoạch giao dịch tốt có thể sẽ giúp bạn ngăn chặn được các hành động theo sự bốc đồng hoặc cảm tính
- Giảm bớt quy mô giao dịch để cân bằng cảm xúc và quyết định giao dịch của bạn
- Ghi lại các hoạt động giao dịch để rút ra được những gì có lợi và những gì không có lợi để đưa ra một quyết định hợp lý
- Học hỏi có chọn lọc từ người khác, từ bạn bè, đồng nghiệp hoặc các nhà đầu tư thành công khác
- Điểu chỉnh cảm xúc của bản thân để trở thành một nhà giao dịch thành công
- Đọc báo cáo, tài liệu từ một số nguồn đáng tin cậy để nâng cao kiến thức của bản thân
Xem chỉ số Fear & Greed trong crypto ở đâu?
Bạn có thể xem chỉ số Fear & Greed tại đây
Tại đây bạn có thể xem các chỉ số đo lường mức độ tham lam và sợ hãi trong thị trường crypto. Bạn có thể xem trong tất cả các khoảng thời gian trong vòng 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm
Tổng kết
Việc đo lường nỗi sợ hãi và lòng tham của nhà đầu tư trong thị trường crypto nói riêng và thị trường tài chính nói chung sẽ dựa vào Fear & Greed Index. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ nên sử dụng để tham khảo, bạn không nên sử dụng để quyết định việc mua hay bán khi tham gia đầu tư. Việc quyết định mua hay bán cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và lưu ý khi quyết định tham gia vào thị trường đầy mạo hiểm này bạn cần chuẩn bị cho mình một chiến lược phù hợp, chọn lọc thông tin để tiếp thu, cuối cùng hãy quản lý thật tốt cảm xúc cũng như tâm lý của mình.
Đừng quên theo dõi thông tin tại nhóm GFI Blockchain để cập nhật các thông tin mới nhất.