Tổng quan

Khi nhắc tới lĩnh vực Yield Farming không thể nào không nhắc tới các AMM (Auto martket maker). Nổi bật trong số đó là sự bùng nổ của hai dự án lớn dẫn đầu thị trường hiện nay đó chính là UniswapPancakeswap. Trong đó Uniswap được xem là hình mẫu của các AMM sau này khi đã đặt ra nền móng phát triển vững chắc với một mô hình hoạt động tối ưu. Còn Pancakeswap với sự hậu thuẫn lớn từ hệ sinh thái của Binance smartchain cũng không hề tỏ ra kém cạnh khi vươn lên cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần. Vậy nền tảng nào ưu việt và tiện dụng hơn nếu xét về góc độ của anh em đi farm? Tại sao lại nên sử dụng nền tảng đó khi tham gia farming? Chúng ta hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

*** Bài viết này thuộc Series Yield Farming của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực Farming – Một mảnh ghép không thể thiếu của Hệ sinh thái DeFi. Tổng hợp các bài viết phân tích về Farming –> Xem tại đây

Bảng xếp hạng dự án lĩnh vực Yield Farming

Trước khi đi vào phân tích sâu hơn về hai dự án thuộc hàng “ông lớn” trong lĩnh vực Famring, chúng ta cùng điểm qua một chút danh sách xếp hạng về các đồng tiền mã hóa theo lĩnh vực Yield Farming được tổng hợp bởi Coingecko. Dần đầu trong danh sách có thể dễ dàng nhận thấy Uniswap với tổng giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm viết bài đang là ~10 tỷ đô la. Bỏ xa dự án phía sau là Pancakeswap với chỉ ~3.5 tỷ đô la, như vậy xét về giá trị vốn hóa thị trường, Uniswap tỏ ra không có đối thủ và bỏ xa Pancakeswap.

(Ở phạm vi bài viết này chúng ta tạm bỏ qua các dự án Aave hay Compound vốn chuyên sâu về mảng Lending-borrowing nhé).

Top yield farming
Top yield farming

Cả Uniswap và PancakeSwap đều là sàn DEX dựa trên AMM (Auto martket maker). Các AMM này sử dụng các giao thức được triển khai trong các Smart contract để thực hiện các đơn đặt hàng và thực hiện hoán đổi mã thông báo, giao dịch dựa trên nhóm thanh khoản (LP). Cả Uniswap và PancakeSwap đều là một bước đột phá của các sàn giao dịch theo dạng AMM Dex hiện nay nhờ một số tính năng như swap, quản trị cộng đồng, Farming, Staking và thực tế là chúng cho phép người dùng kiếm thêm được rất nhiều tiền từ việc cung cấp tính thanh khoản.

=> Vốn hóa của Uniswap lớn hơn Pancakeswap, điều này cho thấy sự phát triển vững chắc theo thời gian của Uni. Vốn hóa lớn đồng nghĩa với việc giá trị của đồng UNI đã được cộng đồng chấp nhận và tin tưởng, đây được xem là một điểm cộng với những Farmer đề cao tính an toàn và hiệu quả, hạn chế bớt rủi ro

Dự án nào ra đời đầu tiên?

Uniswap được ra đời từ năm 2018 bởi Uniswap Laps – một công ty phát triển giao thức và giao diện web được điều hành bởi nhà sáng lập Hayden Adams, dựa trên cảm hứng từ bài đăng của Vitalik Buterin – Founder của Ethereum. Ông đã cho ra đời một giao thức hoàn toàn mới – giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) và đồng thời cũng là sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi mà người dùng có thể trao đổi token ngay trên Ethereum, mà hoàn toàn không phải trả khoản phí trung gian nào.

Pancakeswap được phát hành trên Binance Smart Chain vào tháng 9 năm 2020. Nhóm phát triển dự án này ẩn danh và có tin đồn rằng Binance đã đóng một vai trò trong việc tạo ra nó, mặc dù CZ hay Binance chưa lên tiếc xác nhận. Đội ngũ phát triển bắt đầu như một nhánh của Uniswap, nghĩa là họ đã sao chép mã nguồn và tạo mã thông báo của riêng mình (CAKE). Mặc dù về mặt kỹ thuật, đây là một dự án copy – paste, nhưng nó đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và phát hành các tính năng độc đáo mà Uniswap không có. Mặc dù được cộng đồng ví von như một bản Fork của Uniswap, do thừa kế thừa được những ưu điểm từ bộ mã nguồn của Uni. Nhưng điều này là hoàn toàn bình thường trong thế giới Crypto, nơi mà mã nguồn là mã nguồn mở thì việc một dự án phát triển sau sử dụng cũng như copy các tính năng tốt của dự án ra đời trước là một việc làm khá phổ biến.

4d481f457cd841f68fba9968aa6ede01
Pancakeswap & Uniswap

=> Việc đội ngũ phát triển ẩn danh cũng có thể khiến một số nhà đầu tư e dè khi tham gia farming trên Pancakeswap. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi xảy ra sự cố về bảo mật, hacker, lỗi bug, code ..v.v. các farmer sẽ không biết nhận được sự hỗ trợ hay giúp đỡ từ đâu. Ngược lại, với việc người sáng lập là một nhân vật có uy tín, nhiều kinh nghiệm cũng như minh bạch, sẽ giúp các nhà đầu tư tin tưởng và bớt có tâm lý lo ngại hơn. Đặc biệt là các nông dân 4.0, những người rất lo sợ tình trạng hack, scam, lỗi bảo mật khi đang cung cấp thanh khoản (Farming)

Mạng lưới hoạt động

Uniswap được xây dựng trên blockchain của Ethereum, trong khi PancakeSwap dựa trên Binance Smart Chain. Chuỗi thông minh Binance (BSC) là một fork Ethereum đã được sửa đổi và do đó tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM) và các ứng dụng Ethereum. Tuy nhiên, Binance Smart Chain chỉ có 21 Validator (để xử lý các giao dịch và xác nhận chuỗi khối), điều này làm cho nó trở thành một nền tảng tập trung hơn rất nhiều so với blockchain của Ethereum.

=> Với việc chỉ có tổng cộng 21 Validator và phần đông trong số đó được xem là “người nhà” của CZ thì cũng khiến cho một số nhà đầu tư e dè, lo ngại khi cung cấp thanh khoản trên hệ BSC hay nền tảng của Pancakeswap. Bởi lẽ nếu xét riêng về góc độ phi tập trung, chắc chắn ETH sẽ là người giành chiến thắng trước BSC

Mã thông báo

Uniswap là một giao thức thanh khoản tự động cho phép tạo thanh khoản và giao dịch các mã thông báo ERC-20 trên mạng Ethereum. Mã thông báo gốc trên Uniswap được gọi là mã thông báo UNI và nó cho phép chủ sở hữu có quyền quản trị (có nghĩa là chủ sở hữu mã thông báo UNI có thể bỏ phiếu về các thay đổi trên giao thức). Tương tự, PancakeSwap là một giao thức thanh khoản tự động cho các mã thông báo dạng BEP-20 (một tiêu chuẩn mã thông báo trên Binance Smart Chain). Mã thông báo gốc trên PancakeSwap được gọi là CAKE.

Các số liệu đáng chú ý

Tổng giá trị tài sản được khoá – TVL (Total Value Locked)

Một trong những chỉ số quan trọng nhất cần xem xét khi đánh các giao thức DeFi là tổng giá trị khóa (TVL) của các giao thức đó. Con số này đại diện cho số tiền bị khóa trong một thỏa thuận DeFi và đánh giá mức độ tin tưởng cũng như tiềm năng nền tảng này của cộng đồng đối với dự án. Một nền tảng dành cho Farming có lượng TVL càng lớn thì càng an toàn, độ trượt giá thấp và đây chắc chắn là mảnh đất màu mỡ cho các Farmer cày cuốc mảnh ruộng của riêng mình.

Tại thời điểm viết bài chỉ số TVL (total value locked) của Uniswap đang là 10,5 tỷ đô la. Trong khi đó số liệu này trên Pancakeswap chỉ là ~6,7 tỉ đô la.

Uniswap
TVL của Uniswap

Dễ thấy TVL của Uniswap là rất lớn và dẫn đầu thị trường, tuy nhiên Pancake cũng không hề kém cạnh khi đang dần chiếm lĩnh phân khúc khách hàng có số vốn vừa và nhỏ bằng các hình thức ưu đãi hấp dẫn trong nền tảng như phí rẻ, Apy cao, cơ chế burn token, đổi ticket..v.v.

Pancakeswap
TVL của Pancakeswap

Phí Gas và thời gian xử lý giao dịch

Phí gas thể hiện cho một sự khác biệt quan trọng khác giữa Uniswap và PancakeSwap. Khi thực hiện hoán đổi mã thông báo (swap) trên sàn giao dịch, bạn phải trả 0,3% phí khi sử dụng Uniswap, phí này hoàn toàn thuộc về các nhà cung cấp thanh khoản và 0,25% khi sử dụng PancakeSwap. Trên PancakeSwap, 0,25% phí có sự phân bổ như sau: 0,17% đến các nhà cung cấp thanh khoản, 0,03% được gửi đến kho bạc của PancakeSwap (được kiểm soát bởi các nhà phát triển giao thức) và 0,05% được gửi tới mua lại CAKE và đốt cháy để giảm lạm phát theo thời gian.

Vì Uniswap sử dụng mạng Ethereum, phí giao dịch có thể rất cao khi mạng bị tắc nghẽn. Ngoài ra, có thể mất nhiều thời gian hơn để giao dịch diễn ra (vài phút, thậm chí vài giờ). Vào những thời điểm như vậy, các giao dịch có giá trị nhỏ có thể không sinh lời trên Uniswap. Trong khi đó, PancakeSwap khuyến khích các giao dịch nhỏ hơn vì giá gas trên BSC (1 gwei trên mạng BSC là 10 ^ -9 hoặc 0,000000001 BNB) rẻ hơn trên Ethereum rất rất nhiều và các giao dịch trên BSC thực hiện nhanh hơn. Do đó, phí gas của một giao dịch trên PancakeSwap sẽ không khiến bạn mất quá nhiều thời gian để cân đo đong đếm về tài chính.

=> Như vậy có thể thấy, phí gas cao ngất ngưởng dường như là một rào cản khá lớn với các Farmer có số vốn vừa và nhỏ. Khi phải thực hiện các thao tác swap, stake, add Lp liên tục khiến các farmer có tâm lý e ngại khi thực hiện trên nền tảng của Uniswap. Ngược lại trên Pancake có phí rất rẻ và điều này đem lại trải nghiệm tốt hơn đối với các Farmer, những người mất rất nhiều thao tác trên sàn khi Farming. Điều này dẫn tới phân khúc khách hàng farming tiềm năng của Pancakeswap là những người có số vốn vừa và nhỏ, ngược lại với UNI khi những người tham gia cung cấp thanh khoản trên nền tảng này đa phần có số vốn tương đối dồi dào.

Tổng cung

Giới hạn nguồn cung trên Uniswap là 1 tỷ mã thông báo UNI, đã được đúc từ ban đầu và vesting trong vòng 4 năm. Trong khi đó, PancakeSwap không có giới hạn cung cấp, làm cho mã thông báo CAKE dễ dàng trở nên lạm phát. Tuy nhiên, có những cơ chế giảm phát được tích hợp sẵn để làm cho giảm phát cao hơn mức lạm phát. Chúng bao gồm việc giảm số lượng mã thông báo CAKE được tạo ra trên mỗi khối hoặc đốt mã thông báo thường xuyên, được tích hợp vào các sản phẩm PancakeSwap khác nhau (ví dụ: đốt 10% chi cho vé số, đốt 3% trên mỗi vòng thị trường Dự đoán, v.v.).

=> Có thể thấy giằng, Pancakeswap có tỷ lệ lạm phát cao và không có nguồn cung tối đa. Mặc dù họ có kế hoạch kiềm chế lạm phát và tạo ra sự khan hiếm mã thông báo bằng cách đốt cháy, nhưng nỗi sợ lạm phát và phát hành ra quá nhiều các mã thông báo có thể khiến các Farmer nản lòng. Bởi lẽ reward họ nhận về khi farming sẽ là những đồng CAKE trên sàn Pancake, và nếu giá CAKE giảm liên tục theo thời gian thì lợi nhuận thu về sẽ không hấp dẫn với các farmer.

Số lượng Active Users

Theo Cryptorank.io vào tháng 11 năm 2021, nền tảng của Pancakeswap cho lượng active users lớn nhất với 5,24 triệu lượt, trong khi đó UniswapV3 chỉ xếp thứ 6 với lượng active ít hơn. Điều này cho thấy những sàn giao dịch hay nền tảng phát triển sau này như Pancake hay các AMM mới nổi như Raydium của Solana đang dần thu hút được nhiều sự quan tâm hơn tới từ cộng đồng, đặc biệt là các farmer

Top 10 Defi Dapp
Top 10 Defi Dapp

=> Số lương users active đông đảo thể hiện sự thu hút khách hàng về nền tảng của mình là rất lớn. Điều này cho thấy niềm tin và sự lựa chọn của phần đông cộng đồng cho nền tảng mà họ ưa thích sử dụng.

Nên farming trên Uniswap hay PancakeSwap?

Bên trên là một số so sánh cũng như nhận định của mình về hai nền tảng farming hàng đầu hiện nay, bạn đã thấy nhiều điểm giống, khác nhau và lợi thế của từng DEX, bạn có thể tự trả lời cái nào tốt hơn. Theo quan điểm cá nhân của bản thân mình cảm nhận, nó phụ thuộc vào ý định và nguồn vốn ban đầu dành cho farming của bạn. Ngoài ra, đó là vấn đề sở thích cá nhân về mức độ phân quyền mà bạn mong đợi từ nền tảng (như được mô tả trước đó trong bài viết, Binance smartchain có mức độ tập trung hơn nhiều so với Blockchain của Ethereum, và nhiều người sẽ chọn Uni thay vì Pancake). Nếu bạn có số vốn nhỏ và ưa thích việc chỉ cần một số lượng phí gas tối thiểu, bạn có thể chọn Pancakeswap. Ngược lại nếu bạn có số vốn lớn và muốn tìm một nền tảng uy tín, minh bạch, đa dạng cặp coin/token hoàn toàn có thể sử dụng Uniswap. Hãy cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng trước khi xuống tiền để farming nhé!

Kết luận

Lựa chọn nền tảng để farm cũng như việc lựa chọn được một mảnh đất tốt, màu mỡ để trồng trọt, hãy đưa ra những nhận định, phân tích và xem xét nhu cầu của bản phân để có thể lựa chọn phù hợp với khẩu vị đầu tư của mỗi người nhé.

*** Hãy cùng theo dõi sự phát triển của lĩnh vực Yield Farming trong thị trường Crypto qua các bài viết cập nhật sau này cùng GFS Blockchain thông qua chuyên đề Yield Farming Workspace -> Tại đây

Trên đây là những thông tin sự so sánh giữa hai nền tảng lớn trong farming là Uniswap và Pancakeswap mà GFS Blockchain muốn mang tới và truyền tải cho các bạn. Nếu bạn thấy mảng đầu tư này tiềm năng và muốn trao đổi nhiều hơn với những người có cùng mối quan tâm thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:
Và đừng quên theo dõi các bài viết trên website của GFS Blockchain hàng ngày nhé! Chúc các bạn thành công.
0 0 đánh giá
Article Rating