Hello anh em, thị trường sập thì cũng đã sập rồi, chia 5 chia 10 thì cũng đã chia rồi. Nếu bạn đang bị chia tài khoản giống như mình thì cứ thong thả đã, đừng vội tầm này thì chỉ có tắt app, bớt xem chart, xem giá mà thay vào đó là học hỏi kiến thức tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân để chuẩn bị hành trang thật vững chắc cho một mùa uptrend kế tiếp nhé.
Ở chuỗi series bài viết cơ bản về Smart contract này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết và rõ ràng cho anh em, đặc biệt là người mới có những kiến thức cơ bản nhất định và một số tips check contract dự án thật sự dễ hiểu và đơn giản dễ làm để ai cũng có thể thực hành và tự trải nghiệm từ đó có nhận định của bản thân trong việc đánh giá dự án nhé. Tránh để các dự án lừa đảo, scam úp bô lên đầu những NĐT thiếu kinh nghiệm nhé.
Mình hi vọng sau chuỗi Series cơ bản về Smartcontract này, kết hợp từ những kiến thức rất hay khác. Bất kể ai dù là người mới, hay các anh chị lớn tuổi, cũng có thể tự tay Research một số thông số quan trọng cơ bản của dự án, để từ đó có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn, đánh giá dự án nhé !
Okay, quay trở lại chủ đề chính của bài viết về Smart contract nào, mình sẽ không đi sâu quá nhiều vào vấn đề mang tính chuyên ngành như ngôn ngữ lập trình thiên về chuyên môn của các anh em Dev, IT, coder,…v.v. Mà mình sẽ nói ngắn gọn để các anh em đặc biệt là người mới có cái nhìn tổng quan nhé.
*** Bài viết này thuộc chuỗi Series chuyên sâu về Smart contract của GFS Blockchain nhằm theo dõi và nghiên cứu từ cơ bản tới nâng cao về chủ đề này. Xem thêm về các bài viết liên quan tới Smart contract và các series chuyên sâu khác tại đây nhé.
Smart contract là gì? Tại sao lại cần phải có Smartcontract?
Smart contract dịch ra nghĩa là hợp đồng thông minh, nó thông minh ở chỗ là một khi đã được đưa vào sử dụng chính thức chạy thì không ai có thể gian lận, đảo ngược, hay chỉnh sửa và thay đổi bất cứ điều gì đã được quy ước từ trước. Nó có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, các thoả thuận giữa 2 bên trong hợp đồng một cách đáng tin cậy mà không cần bên thứ ba như toà án làm trung gian. Các giao dịch này có thể được theo dõi chặt chẽ trên blockchain và không thể đảo ngược được.
Điều này loại bỏ vấn đề về lòng tin giữa 2 người không cần thiết phải quen biết, tin tưởng nhau. Chỉ cần thống nhất điều khoản giữa 2 bên và kiểm tra contract ổn, những gì viết trong contract sẽ được thực thi tại đúng ngày đó, giờ đó, và tháng đó.
Ví dụ: Sàn Binance rót vốn đầu tư rón vốn vào vòng A, B, C của một dự án nào đó mà họ cho là tiềm năng. Thực tế đại diện sàn này ko cần thiết phải qua gặp trực tiếp CEO của dự án để thương thảo hợp đồng kí kết bằng mực đen giấy trắng, hoặc gặp gỡ trực tiếp để có sự tin tưởng rồi mới rót tiền đầu tư.
Việc quan trọng cần làm là khi xác định được dự án A, B, C tiềm năng. Đại diện 2 bên sẽ làm việc với nhau thông qua internet và quy định các điều khoản, lịch trả token và quy ước với nhau thông qua smart contract trên blockchain. Hoàn toàn không cần thiết phải gặp trực tiếp nhau để đặt bút kí hợp đồng kiểu như là: Bên A rót vốn, bên B tới lịch trả token thì unlock để trả, nếu bên nào vi phạm thì đưa ra toà kiện cáo..v.v. Hoàn toàn không phải như vậy!
Thực tế mọi việc trên blockchain diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Cả 2 bên sẽ cùng thống nhất cách làm việc, Mọi điều khoản trong hợp đồng đều được minh bạch và có thể kiểm tra được trên blockchain, đồng thời đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai phía.
Một khi đã chấp nhận với hợp đồng, các điều khoản trong đó sẽ được thực thi hoàn toàn tự động mà không thể có sự can thiệp từ bên ngoài, hay thông qua một bên thứ ba trung gian. Và ngay cả hai bên tham gia hợp đồng cũng không thể can thiệp hay sửa đổi lên nó. Các điều khoản trong Smart Contract tương đương với một hợp đồng có tính pháp lý và được ghi lại dưới dạng các ngôn ngữ lập trình.
Okay, tới đây chắc hẳn anh em đã có thể hiểu đơn giản về Smart contract và cách nó hoạt động rồi phải không nào. Tiếp theo hãy cùng mình tìm hiểu một số thông số cơ bản nhé.
Cách đọc các thông số cơ bản của contract một dự án
Ở phần này mình sẽ để phần hướng dẫn chi tiết trong từng hình ảnh, và có chú thích rõ ràng. Anh em theo dõi các hình ảnh bên dưới để có cái nhìn tổng quan hơn nhé.
Bước 1
LênCoingecko hoặc Coinmarketcap, gõ tên đồng coin/token vào để hiện ra các thông số cơ bản. Tại đây bạn sẽ sễ dàng copy được địa chỉ contract của dự án đó.
Ví dụ: Check thử contract của dự án Aave, chúng ta có giao diện bên trên như trong hình.
Bước 2
Truy cập vào etherscan.io nếu dự án được build trên Ethereum, hoặc Bscscan nếu dự án build trên Binance Smart Chain để paste cái địa chỉ vừa copy vào, nhấn enter để có cài nhìn tổng quan về contract này. Chúng ta sẽ quan tâm tới một số dòng chữ sau để hiểu tổng quan về dự án.
Blance: 0 Ether => Có nghĩa trong địa chỉ này không có nắm giữ ETH Token: Tổng số token đang nắm giữ trong địa chỉ này. Anh em có thể click vào để xem nhé. Contract creator: Địa chỉ tạo nên token Aave này và tại cái txn ra sao. Điều này có nghĩa là bạn bấm vào dòng txn bên cạnh sẽ hiện ra đầy đủ thông như ngày, giờ, tao token đó.
Bước 3
Bạn tiếp tục click vào phần Token tracker nhé. Ở đây, anh em cần quan tâm một số thông số cơ bản như sau.
Tại phần Overview (ERC-20) – Phần tổng quan của token được tạo ra trên mạng Erc-20 của Ethereum. Dành cho anh em chưa biết Erc20 được hiểu là một định dạng, quy tắc nhất định dành cho tất cả các token của dự án tạo trên mạng lưới của ETH phải tuân thủ. Hiểu đơn giản như vậy cho BEP-20 hay BEP2 là được.
Max Total Supply: 16.000.000 Aave => Tổng số token tối đa của dự án là 16.000.000 Aave
Holders: 11299 =>Đây tổng số địa chỉ ví cá nhân, hoặc sàn hoặc thanh khoản hiện đang nắm giữ và liên quan tới token của dự án. Anh em hiểu đơn giản là những người mua token và để trong ví. Hoặc là các pool thanh khoản trên sàn dex.
Transfers: 1.514.272 Đây là tổng số các giao dịch hoặc thao tác liên quan tới token của dự án tính tới thời điểm đó.
Tại phần: “Profile Summary” chúng ta có các phần cần lưu ý
Contract: Địa chỉ hợp đồng của token của dự án này. Chính là đoạn contract vừa nãy anh em copy trên Coingecko. Decimals: Số thập phân sau dấu phẩy mà token có thể chia nhỏ. Ví dụ của Aave là 18 thì sẽ có 18 chữ số 0 đằng sau dấu phẩy nếu cần thiết. Official Site: Địa chỉ website chính thức của dự án. Social Profiles: Đầy đủ các kênh truyền thông chính thức của dự án: Tele, medium, discord,…
Bước 4
Kéo xuống phía dưới, anh em sẽ thấy dòng này. Và chúng ta cần quan tâm gì nhất ở đây, hãy để ý 3 ô này nhé.
Ở mục transfers sẽ là toàn bộ các giao dịch từ trước tới nay liên quan tới token này. Analytics: Là ngày giờ dự án bắt đầu được khởi chạy, anh em có thể click vào check thử nhé.
Phần Holders: Bạn sẽ biết được top người đang nắm giữ token của dự án từ trên xuống dưới hoặc các pool thanh khoản trên sàn Dex như Uniswap hay pancakeswap. Biết được top holders điều này nằm mục đích để có cái nhìn xem có ví cá mập nào đang nắm giữ lượng lớn token hay không.
Nếu bạn hold một dự án, điều này thực sự cần thiết để biết được ví này có động thái xả hàng bất ngờ hay không để có phương án bảo vệ tài sản của mình nhé.
Phần Holders này là một trong những phần quan trọng hàng đầu trong việc check một dự án có tiềm năng hay không. Nếu số lượng Holders nhiều, đồng nghĩa với việc dự án có niềm tin từ cộng đồng, users đông đảo. Càng nhiều càng có lợi cho dự án.
Tuy nhiên, mức độ phân bổ token trong các ví holder cũng không nên tập trung quá nhiều vào một ví nào đó. Bởi lẽ nếu vị này có động thái sell có thể ảnh hưởng rất lớn tới giá của dự án.
Okay, nhìn vào top holders của dự án Aave chúng ta thấy địa chỉ ví số 9 nắm giữ 1,6% lượng token dự án tương đương với khoảng 15 triệu đô la. Có khả năng đây là ví của Dev hoặc của dự án và rất có thể động thái sell của ví này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị token Aave. Nếu bạn đang hold Aave, hãy để ý các giao dịch diễn ra xung quanh ví này thật kĩ nhé.
Bên cạnh đó, việc khoá các Pool thanh khoản trên các sàn Dex như pancakeswap hay Uniswap, Shushiswap cũng là một trong các tiêu chí cần xét tới. Rất rất nhiều dự án mới ra mắt, ăn theo trend, tạo thanh khoản trên sàn Dex nhưng không lock, đợi các nhà đầu tư add liquidity vào và bất ngờ rút thanh khoản, ôm riền bỏ trốn, Rug pull bỏ mặc users cùng một đống rác….v.v.
Kết Luận
Như vậy là thông qua 4 bước cơ bản, mình đã hướng dẫn anh em có thể biết được các thông số cơ bản của một dự án Crypto thông qua Smart contract của chúng.
Trong phần tiếp theo của Series này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết anh em cách check Team dev có lock thanh khoản hay không, nếu lock thì trong bao lâu? Cách phỏng đoán ví Team Dev, và các dấu hiệu nghi ngờ các dự án Scam thông qua contract mà dự án cung cấp nhé. Cám ơn mọi người đã ủng hộ !
TỔNG QUAN Hãy cùng tiếp tục theo dõi "Lộ trình Research dự án - Khó hay dễ" Khi sau khi nghiên cứu đội ngũ, công nghệ, lộ trình dự án “quá tốt”. Nhưng “trời ơi đất hỡi” khi phát hiện Tokenomics của một dự án có vấn đề, và nhiều...
Tổng quan Trước khi vào vấn đề chính, thì anh em phải biết là để có thể build một dự án chất lượng, uy tín và đi đường dài, nhiều khi đó là sự cố gắng và chuẩn bị cực kì kĩ lượng của cả một tập thể team dev...
Tổng quan thị trường GFI Market overview Sau cơn mưa airdrop đến từ Aptos trong tuần trước, thị trường trong tuần qua tiếp tục được thỏa mãn cơn khát với nhiều tin tức tích cực. GDP Mỹ trong quý 3 đã tăng trưởng dương trở lại (2,6%) sau nguy cơ...
Tổng quan Khi bắt đầu với lộ trình Research dự án, và nhìn vào Roadmaps của một dự án, thì điều gì mà bạn mong chờ nhất sau khi đã xem qua toàn bộ lộ trình của họ? “Nhìn xa” với tầm nhìn phát triển dài hạn? (5-10 năm) “Nhìn...
Tổng quan Trong cuốn sách đầu tư nổi tiếng của mình, Margin of Safety, huyền thoại đầu tư giá trị Seth Klarman giải thích rằng, “Chỉ cung và cầu trong ngắn hạn quyết định giá thị trường”. Nếu chúng ta tin rằng điều đó là đúng và nó áp dụng cho các...
Trong quá trình hỗ trợ cộng đồng Filecoin Việt Nam, mình thấy nhiều bạn thắc mắc về tokenomics và có những suy nghĩ chưa đúng. Ở bài viết này mình sẽ trả lời những câu hỏi thường xuyên được hỏi về tokenomics của Filecoin và đưa ra một số quan...
Tổng quan GFI Weekly Overview Chào đón năm mới Quý Mão 2023, thị trường crypto tiếp tục làn sóng hồi phục trong hai tuần trước đó. Các top coin dẫn đầu thị trường đều có sự tăng trưởng: Bitcoin (+4,53%), Ethereum (+0,96%), BNB (+4,8%). Aptos (APT) tiếp tục có mặt...
Options Liquidity Mining (OLM) là một khái niệm vô cùng mới được bắt nguồn từ những ý tưởng Innovative của Andre Cronje. Đây là khái niệm vẫn còn rất mới và hứa hẹn khá tiềm năng trong việc kiểm soát lạm phát và thúc đẩy sự tăng trưởng của dự...