Tổng quan
Nillion là một mạng điện toán phi tập trung, hỗ trợ xử lý và lưu trữ dữ liệu an toàn. Dự án nổi bật với Blind Computer đầu tiên trên thế giới, hoạt động trên mạng lưới các nút phi tập trung, cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu giá trị cao mà không cần giải mã, đảm bảo an toàn và bảo mật tối đa cho người dùng.GFI Blockchain đã có 1 buổi AMA cùng với dự án Nillion, với sự tham gia từ Co-Founder của Nillion là Tristan Litré vào ngày 22/11/2024 tại Telegram của GFI Blockchain. Cùng GFI Blockchain xem lại recap buổi AMA nhé.
Giới thiệu
Câu hỏi 1: Xin chào Tristan, bạn có thể giới thiệu về bản thân và vị trí hiện tại của bạn tại Nillion không?
Chào mọi người, tôi là Tristan. Tôi là một trong những người sáng lập Nillion. Hôm nay tôi sẽ nói về các chủ đề liên quan đến crypto, từ công nghệ đến những câu chuyện ngoài lề. Tôi tập trung vào mọi thứ liên quan đến cryptonative. Tôi thiết kế kiến trúc cho các tích hợp blockchain và token economic.
Câu hỏi 2: Bạn có thể giới thiệu 1 chút về dự án Nillion không?
Nillion là một blind computation network (dịch sát nghĩa là mạng lưới tính toán mù), được xem là mảnh ghép còn thiếu để xây dựng nên trí tuệ nhân tạo (AI) thực sự phi tập trung. Như cái tên “blind computation”, đây là một mạng lưới phi tập trung các node có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu giá trị mà không cần “nhìn thấy” dữ liệu đó. Các node trong mạng hoàn toàn “mù” trước dữ liệu chúng lưu trữ và xử lý, thay vào đó, niềm tin được phân phối khắp mạng lưới.
Nillion hứa hẹn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng quan trọng nhất là trong AI. Hiện tại, khi sử dụng các công cụ như ChatGPT, người dùng đang vô tình chia sẻ dữ liệu cá nhân quý giá cho nhiều bên, từ đội ngũ phát triển như Sam Altman đến các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây. Nillion giải quyết vấn đề này bằng cách hướng đến một tương lai nơi bạn có thể tin tưởng giao dữ liệu cho AI. Ngay cả khi mạng lưới xử lý mô hình AI, các node cũng không thể “nhìn thấy” những gì chúng đang xử lý.
Điều này được thực hiện thông qua các công nghệ tăng cường bảo mật (Privacy-Enhancing Technologies – PETs). Có nhiều loại PETs khác nhau, chẳng hạn như:
- MPC (Multi-party Computation): Tính toán đa bên.
- FHE (Fully Homomorphic Encryption): Mã hóa đồng hình toàn phần.
- TEE (Trusted Execution Environments): Môi trường thực thi tin cậy trên phần cứng bảo mật.
Mỗi loại công nghệ này đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, không có giải pháp “một kích cỡ phù hợp với tất cả”.
Tầm nhìn của Nillion là kết hợp những công nghệ này lại với nhau, cung cấp một nền tảng để các nhà phát triển có thể dễ dàng chọn lựa và sử dụng công nghệ phù hợp nhất cho từng ứng dụng cụ thể. Nillion không chỉ đơn giản tích hợp các công nghệ tăng cường bảo mật mà còn tạo ra một mạng lưới hỗ trợ nhà phát triển tiếp cận chúng mà không cần phải là chuyên gia hay có bằng tiến sĩ. Đây chính là sức mạnh của Nillion: mang lại khả năng sử dụng linh hoạt, hiệu quả và an toàn cho mọi nhà phát triển.
Câu hỏi 3: Mặc dù chưa mainnet, điều gì đã khiến Nillion thu hút khách hàng từ các blockchain tính toán riêng tư lớn nhất khác như Oasis, zkSync, Starknet?
Nillion không phải là một private blockchain. Thực tế, mạng lưới tính toán và lưu trữ riêng tư của Nillion không sử dụng công nghệ blockchain, điều đó đồng nghĩa với việc không có trạng thái chia sẻ toàn cầu hay sổ cái trong hệ thống này. Điều này khác biệt hoàn toàn so với các blockchain riêng tư hoặc các dự án như ZkSync và StarkNet mà bạn đã đề cập.
ZkSync và StarkNet là các giải pháp Layer 2 sử dụng công nghệ zk (zero-knowledge). Zk-SNARKs giúp thực hiện các giao dịch có thể xác minh, từ đó hỗ trợ mở rộng quy mô cho các Layer 1. Cách thức hoạt động là người dùng gửi giao dịch đến một sequencer, sequencer thực thi giao dịch, sau đó đẩy bằng chứng tính toán về mạng Layer 1. Tuy nhiên, sequencer có thể nhìn thấy toàn bộ dữ liệu của bạn, vì vậy không có sự riêng tư trong quá trình này. Công nghệ zk ở đây chỉ tập trung vào khả năng mở rộng và tính xác minh.
Ngược lại, Nillion hoàn toàn khác biệt. Nillion cho phép lưu trữ dữ liệu thực tế trên mạng và xử lý thông tin mà không ai có thể thấy được nội dung dữ liệu cơ bản. Điều này mở rộng phạm vi ứng dụng vượt xa khả năng xác minh zk. Ví dụ, bạn có thể sử dụng AI để nghiên cứu y tế bằng cách phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu DNA của mình mà không lo bị rò rỉ dữ liệu, như trường hợp của 23andMe.
Nillion đảm bảo dữ liệu của bạn luôn được mã hóa trong suốt vòng đời, từ khi lưu trữ, truyền tải đến lúc tính toán. Các node trên mạng có thể thực hiện tính toán và xử lý dữ liệu cùng nhau mà không cần biết nội dung của thông tin. Đây là một không gian thiết kế hoàn toàn mới, mở ra cơ hội cho web3 và mang lại những ứng dụng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.
Câu hỏi 4: Bạn có thể tiết lộ một số ứng dụng của token Nillion trong tương lai không?
Cơ bản thì bất kì gì cần tính bảo mật riêng tư đều có thể dùng sản phẩm của Nillion. Bạn có thể chia sẻ và phân tích dữ liệu (vd như bạn có thể chia sẻ và phân tích về thông tin cũng như dữ liệu từ vị trí hay các thiết bị thông minh mà ko sợ lộ thông tin của bạn), điều này rất quan trọng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc cung cấp những insight về dân số. Ngoài ra Nillion có thể ứng dụng trong AI, dữ liệu của bạn vẫn được bảo mật, và bạn có thể tương tác với AI (như để nhận lời khuyên về sức khỏe) mà không tiết lộ thông tin của mình. Ngoài ra thì trong Defi, Nillion có thể cho phép bạn giao dịch trên chuỗi mà không lộ thông tin giao dịch, từ đó giảm thiểu khả năng tấn công MEV như front-running. Ngay cả đối với các ngành như di truyền học, DNA của bạn có thể được phân tích mà ko cần phải đưa nó ra cho các bên kiểm nghiệm. Về cơ bản, đó là sự riêng tư được đơn giản hóa cho tất cả các loại ngành công nghiệp.
Token NIL sẽ được dùng cho tất cả các utitlity của Nillion Blockchain từ việc là phương tiện thanh toán đến làm phần thưởng cho các staker trên 2 mạng lưới song song của Nillion, để đảm bảo tính kinh tế bảo mật của Nillion blockchain.
Câu hỏi 5: NBC là gì? Sự khác biệt giữa công nghệ NBC của bạn và các công nghệ tính toán riêng tư khác là gì? Chẳng hạn như ZKP, FHE và MPC thông thường.
NBC – tức là Nillion Blind Compute.
Hiện có rất nhiều công nghệ tăng cường bảo mật (Privacy Enhancing Technologies – PETs), và nhiều người thường chỉ sử dụng một công cụ cho mỗi nhiệm vụ. Nhưng tầm nhìn của Nillion lại khác – xây dựng một lớp điều phối giúp việc sử dụng công cụ phù hợp cho từng công việc trở nên dễ dàng hơn. MPC, FHE, TEEs đều có ích theo cách riêng, nhưng chúng có thể hữu ích hơn khi được kết hợp và phối hợp cùng nhau.
Câu hỏi 6: Khi nào Nillion sẽ triển khai mainnet? Liệu có những tin tức hấp dẫn nào mà cộng đồng có thể mong đợi không?
Rất tiếc là chưa có thông tin gì liên quan đến mainnet. Chúng tôi đang làm việc cật lực, hứa hẹn sẽ mang đến một sự kiện ra mắt thật ấn tượng, và điều đó có nghĩa là những cơ hội thú vị sẽ xuất hiện, cũng như đảm bảo rằng hệ sinh thái và tính bảo mật của mạng lưới được tối ưu nhất có thể!
Câu hỏi từ cộng đồng
Câu hỏi 1: Mình đã đọc qua thông tin về dự án nhưng vẫn còn khá mơ hồ về tính khả thi của Nillion. Bạn có thể đưa ra một số ví dụ cụ thể và thực tế về tính khả thi của dự án không?
Công nghệ của Nillion hoàn toàn tập trung vào việc giữ dữ liệu riêng tư trong khi vẫn cho phép bạn sử dụng nó. Hiểu đơn giản như thế này, bạn có thể lưu trữ và xử lý dữ liệu được mã hóa một cách an toàn qua mạng, nhận được những thông tin chi tiết, hoặc thực hiện các phép toán mà không ai thấy được thông tin thực tế. Đây là cách nó hoạt động trong thực tế:
- AI:
Bạn có thể gửi dữ liệu sức khỏe của bạn cho một công cụ AI và hỏi, “Tôi có khỏe không?”—AI sẽ thực hiện phân tích mà không bao giờ thấy dữ liệu thực tế của bạn. Hoặc, bạn có thể tạo marketplace nơi người dùng sở hữu dữ liệu của chính họ và họ đồng ý sử dụng dữ liệu được mã hóa của mình để thu thập thông tin hoặc huấn luyện các mô hình AI cùng nhau, tạo ra các hệ thống thông minh hơn mà không tiết lộ thông tin của bất kỳ ai.
- Di truyền học:
Dữ liệu DNA của bạn được mã hóa và lưu trữ trên mạng, nhưng Nillion vẫn có thể phân tích nó để tìm các dấu hiệu di truyền hoặc so sánh với các mẫu khác. Điều này rất lý tưởng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa hoặc nghiên cứu mà không phải đánh đổi quyền riêng tư.
- Chia sẻ Dữ liệu:
Giả sử bạn và những người khác muốn kết hợp dữ liệu sức khỏe hoặc vị trí để tìm ra các xu hướng (như cách một cộng đồng phản ứng với một loại thuốc mới). Nillion có thể tổng hợp thông tin này mà không làm lộ chi tiết cá nhân của bất kỳ ai.
- ZK-Verified Data:
Nillion cũng hoạt động như một lớp lưu trữ và xử lý dữ liệu ưu tiên quyền riêng tư, được xác minh từ web bằng ZK-TLS. Nhờ vậy, các ngành như tài chính hoặc pháp lý có thể làm việc với dữ liệu đã được xác minh mà không lo bị rò rỉ. Hoặc, bạn có thể lấy dữ liệu của mình từ các tập đoàn công nghệ lớn và sử dụng chúng trên blockchain.
Tóm lại, Nillion giúp bạn thực hiện những điều lớn lao và ý nghĩa với dữ liệu nhạy cảm, mà không cần đánh đổi quyền riêng tư. Điều quan trọng nhất cần nhớ là Nillion là một mạng lưới lưu trữ và tính toán, đóng vai trò nền tảng để xây dựng các ứng dụng như AI.
Câu hỏi 2: Rất thích cách Nillion đang làm để save data cho người dùng khi mà ngày nay data người dùng bị leak và bán rất nhiều. Nhưng mình lại có thắc mắc là làm sao để biết được data trong Nillion là an toàn và sẽ không bị hack/đánh cắp/ hay là bị leak ra ngoài cho bên thứ 3? Có cơ sở hay tổ chức nào đứng ra đảm bảo rằng data này sẽ không bị lộ ra ngoài không ạ?
Hãy hình dung như thế này: thay vì đặt toàn bộ dữ liệu của bạn vào một “két sắt” mà ai đó có thể đột nhập, chúng tôi chia nhỏ dữ liệu thành nhiều mảnh ngẫu nhiên (gọi là *shares*) và phân tán chúng trên một mạng lưới. Mỗi mảnh riêng lẻ không có giá trị gì – chỉ là thông tin nhiễu.
Ngay cả khi ai đó có được một mảnh, nó cũng không có tác dụng gì. Để thực sự tái tạo dữ liệu của bạn, họ sẽ cần thu thập phần lớn các mảnh ghép này — và điều đó gần như là không thể nếu không kiểm soát phần lớn của mạng lưới.
Hơn nữa, các node lưu trữ những mảnh ghép này phải hoạt động đúng quy tắc—bởi họ đang staking tài sản (thực chất là tiền) và sẽ mất nó nếu có hành vi gian lận. Ngoài ra, nhiều node được vận hành bởi các tổ chức uy tín, những tổ chức không muốn đánh mất danh tiếng của mình.
Vì vậy, không ai có quyền truy cập hoàn toàn vào dữ liệu của bạn, và hệ thống được thiết kế để phân tán sự tin cậy trên toàn bộ mạng lưới. Tất cả đều dựa trên tính toán, không phải những điều vô căn cứ.
Câu hỏi 3: Gần đây Nillion đã mở rộng kết nối của mình hơn bằng cách tích hợp với NEAR Protocol, nâng cao các công cụ bảo mật cho nhà phát triển và truy cập vào quyền riêng tư thông qua khả năng lưu trữ và tính toán ẩn danh. Vậy sắp tới trong kế hoạch của mình thì Nillion có dự tính sẽ kết hợp thêm nhiều dự án AI hay các protocol để đẩy mạnh tích hợp Blind Computation & Blind Storage trong Ecosystem của mình không?
Nillion đang tích cực mở rộng tích hợp với nhiều giao thức và mạng lưới khác nhau, định vị mình như một lớp lưu trữ và tính toán bảo mật tập trung vào quyền riêng tư. Gần đây, Nillion đã công bố tích hợp với các blockchain lớn như NEAR Protocol, Aptos, và Arbitrum. Những sự hợp tác này giúp các ứng dụng trên các mạng lưới này dễ dàng lưu trữ và xử lý thông tin dưới dạng mã hóa bảo mật thông qua cơ sở hạ tầng của Nillion. Ngoài blockchain, Nillion cũng hợp tác với Ritual, Virtuals, và các mạng lưới hạ tầng hàng đầu trong lĩnh vực suy luận AI phi tập trung, nhằm hỗ trợ việc tính toán bảo mật và xử lý dữ liệu nhạy cảm một cách an toàn.
Nillion dự định tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác với các dự án AI, các blockchain, và các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng khác để mở rộng hệ sinh thái của mình. Mục tiêu là biến Nillion trở thành lớp lưu trữ và tính toán bảo mật mặc định cho các ứng dụng phi tập trung trên nhiều ngành công nghiệp, bao gồm tài chính, DeFi, chăm sóc sức khỏe, danh tính tự chủ và AI.
Bên cạnh đó, Nillion cũng đang phát triển một hệ sinh thái developers ngày càng lớn mạnh. Các ứng dụng mới tận dụng khả năng của Nillion đang được phá triển trong các lĩnh vực như cchia sẻ dữ liệu an toàn, huấn luyện mô hình AI và phân tích dữ liệu quy mô lớn.
Hệ sinh thái này đang không ngừng mở rộng, với hơn 50 công ty đã đăng ký phát triển trên mạng lưới của Nillion, và nhiều công ty trong số đó đã bắt đầu triển khai sản phẩm trên testnet. Để biết thêm chi tiết về các dự án và sự phát triển hệ sinh thái, bạn có thể truy cập website chính thức của Nillion tại https://nillion.com/ecosystem/ hoặc theo dõi các nền tảng xã hội như Twitter và Discord để cập nhật thông tin mới nhất.
Câu hỏi 4: Hiện tại DePIN, Nodes hay AI đang rất bùng nổ ở trên social. Dưới góc nhìn của người phát triển hệ sinh thái của Nillion và là người phát triển chiến lược về AI, anh có tầm nhìn và nhận định như thế nào với làn sóng DePIN AI này và liệu Nillion có dự tính bắt làn sóng này để bùng nổ cùng thị trường và thu hút thêm users, dự án tham gia vào hệ sinh thái không?
DePIN và AI đang bùng nổ, và điều đó hoàn toàn có lý do—chúng đang thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về quyền kiểm soát, dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
Tại Nillion, chúng tôi xem đây không chỉ là một xu hướng nhất thời. DePIN cần mang lại cho người dùng quyền kiểm soát thực sự đối với dữ liệu và cơ sở hạ tầng của họ, và khi kết hợp với AI, bạn có thể tạo ra các ứng dụng thông minh hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, việc phi tập trung hóa không hề dễ dàng—nó đi kèm với những thách thức lớn về quyền riêng tư và bảo mật.
Đó chính là lý do có sự xuất hiện của Nillion. Công nghệ của chúng tôi đảm bảo dữ liệu luôn được bảo mật, đồng thời cho phép triển khai các ứng dụng AI mạnh mẽ như private agents và federated learning. Chúng tôi không chỉ tận dụng làn sóng DePIN-AI, mà còn đang xây dựng hạ tầng để làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn và thu hút thêm nhiều người tham gia vào lĩnh vực này.
Đây mới chỉ là sự khởi đầu, và chúng tôi rất hào hứng khi được góp phần định hình tương lai. Chúng tôi đang hợp tác với một số công ty nổi bật trong lĩnh vực này như Ritual, Virtuals, SkillfulAI, Rivalz, Rainfall. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hợp tác với các công ty chuyên về dữ liệu như Zap Labs, Healthblocks và Fulcra.
Câu hỏi 5: Developers nhận được lợi ích gì xây dựng ứng dụng của họ trên Nillion Network thay vì các mạng khác?
Lợi ích lớn nhất của việc xây dựng trên Nillion là nó được thiết kế để xử lý dữ liệu nhạy cảm một cách an toàn, khác với các mạng lưới khác. Nó không phải là một blockchain nhưng Nillion hoạt động rất linh hoạt với blockchain, cho phép sử dụng blockchain để đảm bảo tính minh bạch hoặc sổ cái tài chính, trong khi Nillion lo liệu quyền riêng tư và xử lý dữ liệu/tính toán. Ví dụ điển hình là AI – việc đưa AI lên blockchain không hợp lý vì vấn đề về quyền riêng tư và chi phí.
Bên cạnh đó, giúp cho các developers dễ dàng hơn nhờ vào Orchestration Layer, bạn không cần phải có bằng tiến sĩ để xây dựng các ứng dụng phức tạp bảo vệ quyền riêng tư. Nillion cho phép bạn tạo ra những thứ như AI cá nhân hóa, marketplace dữ liệu, hay DeFi/ game onchain riêng tư mà không cần phải là một cryptographer. Về cơ bản, nó mở ra các use cases và một không gian mà bạn không thể thực hiện trên các blockchain hoặc mạng lưới khác.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ nội dung AMA giữa Nillion và GFI Blockchain, hẹn gặp cả nhà vào những buổi AMA sau cùng Nillion nhé. Đừng quên theo dõi thông tin về Nillion tại nhóm GFI Blockchain để cập nhật các thông tin mới nhất.