Thảo luận về việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ làm gì tiếp theo với Lãi suất Fed Funds luôn là một trong những điểm tập trung của truyền thông, với hàng loạt các dự đoán về tiềm năng tăng/giảm lãi suất và một loạt các chuyên gia cung cấp ý kiến và lý do của họ.

Nguyên tắc Taylor, 1 phương pháp định lượng lãi suất, đã được nhiều ngân hàng trung ương, trong đó có Fed, sử dụng như 1 chính sách định lượng lãi suất trong 30 năm trở lại đây.

Fed1

“Don’t Fight Fed” vốn là thuật ngữ ám chỉ việc đừng chống lại ý chí của các lãnh đạo Fed khi điều hướng dòng tiền trong nền kinh tế. Vì vậy, việc dự đoán các bước đi của Fed luôn là chủ đề “nóng”, tập trung của cánh truyền thông cũng như cộng đồng đầu tư.

Nói về chức năng của cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Fed có hai mục tiêu chính:

1) Toàn dụng việc làm (giảm tỉ lệ thất nghiệp)

2) hạn chế lạm phát

Để làm được điều này, Fed đặt ra lãi suất ngắn hạn, từ đó cũng giúp họ tác động đến lãi suất dài hạn. Khi nền kinh tế suy yếu, lạm phát thường đi xuống và Fed có thể tập trung giữ lãi suất ở mức thấp để kích thích đầu tư và thúc đẩy việc làm. Khi nền kinh tế vững mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thường khá thấp qua đó cho phép Fed tập trung vào việc kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của các investor/trader trong thị trường, một sự thật là lãi suất ngân hàng trung ương Fed có thể được “dự đoán” thông qua 1 nguyên tắc được gọi là “Nguyên tắc Taylor”.

Nguyên tắc Taylor

Được đề xuất bởi Taylor, giáo sư kinh tế học tại Standford, vào năm 1993 khi ông nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến động của lạm phát, lãi suất và GDP, ông đã chỉ ra rằng việc tăng hay giảm lãi suất không chỉ thông qua lạm phát mà còn phải so sánh giữa GDP và GDP mục tiêu và đề xuất cách các ngân hàng trung ương nên thay đổi lãi suất như thế nào tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế:

taylor rule

 

Cụ thể hơn, Quy tắc Taylor đề xuất rằng Cục Dự trữ Liên bang nên tăng lãi suất khi lạm phát cao hơn mục tiêu hoặc khi tăng trưởng GDP quá cao và vượt quá tiềm năng. Nó cũng đề xuất rằng Fed nên giảm lãi suất khi lạm phát thấp hơn mức mục tiêu hoặc khi tăng trưởng GDP quá chậm và dưới mức tiềm năng.

Để hiểu rõ hơn, hình dưới đây mô tả lãi suất liên bang Mỹ trong lịch sử qua 3 giai đoạn chủ tịch khác nhau là Arthur F. Burns, Paul A. Volcker và Alan GreenSpan.

fed rate vs taylor rule

Trước năm 1993, Ở giai đoạn của 2 chủ tịch Fed là Burns và Volcker, các quyết định về lãi suất liên ban là khá rời rạc và cách biệt nhiều so với lãi suất tính theo quy tắc của Taylor. Ở thời gian này, đặc điểm của thị trường Mỹ là biến động mạnh, có tính đầu cơ cao do các bên sẽ dự đoán quyết định của chủ tịch Fed, từ đó ra quyết định đầu tư.

Từ thời điểm Greenspan tại nhiệm chủ tịch Fed, để giải quyết vấn đề trên, các quyết định về tăng giảm lãi suất có tính hệ thống hệ nhờ sử dụng qui tắc Taylor, cũng vì thế tính đầu cơ cho thị trường đầu tư ở Mỹ cũng giảm so với các giai đoạn trước.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quy tắc này không phải là một công thức cứng nhắc, mà chỉ là một hướng dẫn chung. Như minh họa bên dưới, từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, đây là lần đầu lãi suất Taylor phân kì khỏi lãi suất mục tiêu của Fed. Vì thế, với các giai đoạn sau này công thức Taylor đã có những phiên bản thay đổi để phù hợp hơn với thực tế như thêm balance-approach rule.

adjusted taylor rule

Kết luận

Nguyên tắc Taylor đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách như một tiêu chuẩn cho chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quy tắc này không phải là một công thức cứng nhắc, mà chỉ là một hướng dẫn chung. Cục Dự trữ Liên bang có quyền lựa chọn không tuân theo các khuyến nghị của quy tắc dựa trên đánh giá của họ về điều kiện kinh tế hiện tại và mục tiêu chính sách của họ.

Tóm lại, Nguyên tắc Taylor cung cấp một khung tham khảo hữu ích để hiểu cách các ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh lãi suất để đáp ứng sự thay đổi của điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, cuối cùng ngân hàng trung ương sẽ xác định hành động thích hợp dựa trên đánh giá của họ về nền kinh tế và mục tiêu chính sách của họ