Tổng quan

Hôm nay 15/11/2021 là một ngày quan trọng đối với hệ sinh thái của NEAR Protocol: Sự ra mắt của Simple Nightshade, bước đầu tiên tiến tới fully sharded blockchain (blockchain phân mảnh hoàn toàn), với phase 0 – Simple Nightshade, TPS của hệ thống đã tăng tối thiểu gấp 2 lần.

Kể từ khi NEAR phát hành bản thiết kế cho giao thức vào năm 2019, NEAR luôn được thiết kế để trở thành một sharded blockchain. Tuy nhiên, khi chuẩn bị cho việc ra mắt vào đầu năm 2020, đội ngũ đã nhận ra rằng không cần thiết phải khởi chạy ngay lập tức một mạng lưới hoàn toàn phân mảnh. Vì mạng lưới không cần phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu giao dịch ngay khi vừa mainnet.

Số lượng giao dịch trung bình hàng ngày đã tăng lên hơn 300k. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án xây dựng trên NEAR, số lượng giao dịch sẽ ngày càng tăng trong những tháng tới.

Mặc dù mạng lưới hiện chỉ sử dụng 13% tổng dung lượng nhưng đội ngũ phát triển NEAR Protocol muốn bắt đầu chuyển đổi sang sharding ngay bây giờ để tránh gây bất kỳ vấn đề nào, đảm bảo hệ thống có thể hỗ trợ tất cả các ứng dụng trên NEAR, và hôm nay, 15/11/2021 là ngày bắt đầu của quá trình chuyển đổi đó! 

NEAR Simple Nightshade
NEAR Simple Nightshade

Sharding là gì?

Phần lớn các blockchain yêu cầu mỗi nút mạng(node) hoặc người duy trì mạng lưới phải lưu tất cả thông tin trên chuỗi, đồng thời phải xử lý tất cả các giao dịch. Dù việc này làm cho mạng lưới an toàn hơn, nhưng chính nó cũng gây mạng lưới trở nên hoạt động kém hiệu quả, chậm chạp hơn vì mọi nút mạng đều cần thời gian để tự động cập nhật.

Kỹ thuật Sharding không gặp phải vấn đề tương tự, nó cho phép một blockchain an toàn, đồng thời cũng nhanh và có thể mở rộng. Kỹ thuật Sharding là một cách để phân chia cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ hơn, gọi là “shard” (các phân đoạn) và lưu trữ chúng trên các máy tính khác nhau. Trong trường hợp của blockchain, các node được chia thành các nhóm nhỏ hơn chịu trách nhiệm cho một phần của dữ liệu chuỗi, và những nhóm riêng lẻ này có thể xử lý các giao dịch cùng một lúc.

Vì vậy, thay vì chỉ có một người xác minh giao dịch, giờ ta có một nhóm người xác minh các giao dịch trong các block. Càng nhiều shard, mạng lưới càng nhanh.

Sharding đem lại lợi ích gì cho người dùng?

Với sharding, người dùng có được một trải nghiệm đơn giản, dễ sử dụng với tốc độ và hiệu suất tăng lên đáng kể. Một trong những thách thức lớn nhất của blockchain là khả năng mở rộng: làm thế nào để một mạng lưới phát triển để xử lý các hoạt động ngày càng gia tăng mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật? Giải pháp của chúng tôi cho câu hỏi đó là Nightshade Sharding.

Khả năng mở rộng là một trong những thách thức lớn nhất trong crypto, trong khi có nhiều blockchain mới tuyên bố có khả năng đạt được hàng nghìn TPS cùng với vô số giải pháp mở rộng nền tảng như layer 2, do thiết kế không sử dụng phân đoạn(shard), tất cả chúng đều có bị đạt đến giới hạn tối đa trong tương lai gần.

Mặt khác, giải pháp sharding của NEAR cho phép mở rộng quy mô gần như là tuyến tính với số lượng sharding, tức là quy mô lớn, sharding nhiều, do đó có khả năng đáp ứng nhu cầu giao dịch khi ngày càng có nhiều người dùng bắt đầu sử dụng NEAR. Giúp NEAR đạt đến mục tiêu của mình: Blockchain cho hàng tỷ người dùng.

Mục tiêu 1 tỉ người dùng trong 5 năm tới của NEAR Protocol
NEARCON 2021: Mục tiêu 1 tỉ người dùng trong 5 năm tới của NEAR Protocol

*** Tìm hiểu thêm về những sự kiện nổi bật tại NEARCON 2021 -> Tại đây

Công nghệ sharding của NEAR’s Nightshade có giống với Ethereum 2.0 không?

Không. Mặc dù cả hai đều sử dụng công nghệ sharding, nhưng thiết kế của NEAR khác hoàn toàn so với Ethereum. Thiết kế của Ethereum 2.0 chia blockchain thành nhiều shard chain (chuỗi các phân đoạn) độc lập với nhau. Sau đó ETH 2.0 dựa beacon chain (chuỗi beacon) để giao tiếp, mục đích chính của beacon chain là tạo điều kiện thuận lợi cho các cross shard transaction (giao dịch phân đoạn chéo). Do đó, khả năng mở rộng của sharding ETH 2.0 bị giới hạn bởi khả năng xử lý của chính beacon chain (vì bản thân beacon chain không thể tự phân đoạn) và các giao dịch cross chain (chuỗi chéo) có thể mất nhiều thời gian (có thể trên 10 giây).

NEAR’s Nightshade không sử dụng beacon chain và chia riêng các shard chain. Thay vào đó, nó chỉ có một chuỗi và mỗi block lại chứa các chunks (shard block – chuỗi phân đoạn nhỏ hơn) từ các shard khác nhau, do đó, việc phân tách(sharding) diễn ra trong mỗi block. Các giao cross shard transaction có thể được xác nhận trong block tiếp theo, trung bình mất khoảng 1 đến 2 giây.

Sharding NEAR vs Sharding ETH 2.0
Sharding NEAR vs Sharding ETH 2.0

Tại sao NEAR có sharding trước Ethereum?

Vì là một blockchain mới hơn, NEAR bắt đầu mà không bị vướng mắc bởi các vấn đề mà cộng đồng Ethereum phải đối mặt từ xưa. Đội ngũ NEAR đã dành gần 3 năm để phát triển vững chắc trước khi phát hành Nightshade, đội ngũ đã nghiên cứu rất nhiều về các cơ chế sharding khác nhau trong các blockchain nói chung, đồng thời triển khai rất nhiều phiên bản thử nghiệm trước khi tới bản chính thức như hiện nay. Đội ngũ đã xuất bản những phát hiện của mình trên Medium của NEAR, những bài báo cáo đó đã trở thành những bài viết kỹ thuật về crypto được xem nhiều nhất.

Đội ngũ cũng đưa ra những nghiên cứu sâu về kỹ thuật với các founder của các nền tảng blockchain và researcher qua Whiteboard Series trên kênh Youtube của NEAR, bạn có thể theo dõi tại đây: 

Trong chương trình bạn có thể nhận ra những diễn giả nổi tiếng như Justin Drake, người dẫn đầu nghiên cứu về sharding của ETH 2.0, Zaki, đồng sáng lập Cosmos, Anatoly Yakovenko, đồng sáng lập Solana và nhiều diễn giả khác.

NEAR có một trong những đội ngũ kỹ thuật mạnh nhất trong lĩnh vực crypto và hơn thế nữa, bao gồm các nhà vô địch thế giới của ACM-ICPC, Google Code Jam và TopCoder Open, v.v. Người đồng sáng lập Illia Polosukhin đã từng làm việc với tư cách là giám đốc kỹ thuật tại Google trước đây và là người đóng góp hàng đầu cho TensorFlow, trong khi Người đồng sáng lập Alexander Skidanov là kỹ sư đầu tiên tại MemSQL – cơ sở dữ liệu phân mảnh và phân tán cung cấp hệ thống cho Goldman Sachs(ngân hàng đầu tư đa quốc gia), Samsung và Uber. Với sự nhạy bén về kỹ thuật và kinh nghiệm nhiều năm phát triển, NEAR đã có thể lặp lại và giao hàng nhanh hơn. Điều này cũng được thể hiện rõ qua thực tế là mainnet của NEAR đã cập nhật thành công qua nhiều lần nâng cấp.

Tại sao NEAR sử dụng PoS thay vì PoW?

PoS – Bằng chứng cổ phần có nhiều lợi thế hơn nhiều so với PoW – bằng chứng công việc. Nó thân thiện với môi trường, tiết kiệm được vô số năng lượng và cho phép thông lượng giao dịch cao hơn.

*** Tìm hiểu về PoS và PoW -> Tại đây

Bạn có thể giúp tôi hình dung về sharding được không? Điều gì xảy ra khi một giao dịch đến hạn được xử lý?

Giả sử Alice muốn chuyển 1NEAR cho Bob. Sau khi giao dịch được gửi, lần đầu tiên giao dịch được thực hiện trên phân đoạn mà Alice đang sử dụng để trừ 1 NEAR và phí giao dịch đó, sau đó biên lai được tạo và gửi đến phân đoạn của Bob. Khi biên nhận được thực hiện, 1 NEAR được ghi có vào tài khoản của Bob.

TPS hiện tại của NEAR? Giai đoạn này sẽ có bao nhiêu giao dịch? Các giai đoạn tiếp theo thì sao?

TPS(số giao dịch trên 1 giây)  vốn dĩ rất khó đo lường vì nó phụ thuộc vào bản chất của giao dịch. Đối với chuyển token, trên một phân đoạn như hiện nay, NEAR đã có thể thực hiện 800-1000 tps, và simple nightshade khởi chạy với 4 shard, TPS tối thiểu sẽ là 2500-3000 tps.

Cuối cùng, như đã đề cập ở trên, NEAR’s Nightshade về mặt lý thuyết là vô hạn và có thể xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây.

Giao dịch trên giây có phải là chỉ số duy nhất quan trọng không? Có số liệu nào tốt hơn để sử dụng khi nghĩ về quy mô không?

Không hoàn toàn như vậy, giao dịch thực hiện một chức năng trong hợp đồng thông minh có chi phí rất khác so với giao dịch chuyển token. Thật khó để nói số liệu nào nên được sử dụng khi nghĩ về quy mô, nhưng việc đo lường mức độ tắc nghẽn của mạng là rất hợp lý để xem liệu mạng có thể xử lý tải mà không phát sinh thêm chi phí cho người dùng hay không. Đối với NEAR, nếu mạng bị tắc nghẽn, chi phí giao dịch sẽ tăng lên và người dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn.

Người dùng và nhà phát triển có phải chuẩn bị gì khi Nightshade update không?

Không, đây là một trong những ưu điểm chính của Nightshade so với cơ chế sharding của các blockchains khác. Nhờ thiết kế đồng nhất của Nightshade, các nhà phát triển không cần quan tâm các chi tiết của sharding ngay từ ban đầu, đều không bị ảnh hưởng bởi bản nâng cấp này. Cụ thể hơn, nội bộ của NEAR xử lý các lệnh gọi hợp đồng chéo giống nhau bất kể hai hợp đồng có trên cùng một phân đoạn hay không. Do đó, các nhà phát triển sẽ không có thay đổi nào đối với trải nghiệm phát triển trên NEAR.

Đối với người dùng cuối, tương tự như các nhà phát triển, họ sẽ không gặp phải bất kỳ thay đổi nào đối với trải nghiệm sử dụng các ứng dụng được xây dựng trên NEAR và không cần quan tâm đến việc tài khoản của họ đang sử dụng trên shard nào. Với việc nhiều ứng dụng khởi chạy trên NEAR hơn, người dùng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng thông lượng trên mainnet do bản nâng cấp này mang lại.

Chunk producer là gì?

Chunk producer (Nhà sản xuất phân đoạn) là người xác nhận chịu trách nhiệm sản xuất các phần cho một hoặc nhiều shard. Đó là những validator “nhỏ hơn” và yêu cầu ít NEAR stake vào hơn, phần cứng rẻ hơn để hoạt động, giúp mạng phân quyền tốt hơn.

Chunk Producer làm gì?

Chunk Producer xác thực các block trong các shard mà nó chịu trách nhiệm và cũng tạo ra các block khi cần thiết.

Sẽ có bao nhiêu Chunk Producer?

Sau giai đoạn 1, chúng tôi dự kiến ​​sẽ có khoảng 200 người trong số họ

Ai có thể là nhà sản xuất chunk? Các yêu cầu là gì?

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà sản xuất chunk miễn là họ có đủ cổ phần. Ngưỡng sẽ là động và thật khó để nói tại thời điểm này sẽ yêu cầu bao nhiêu cổ phần. Yêu cầu phần cứng sẽ tương tự như bài viết này: Cập nhật NEAR Core và yêu cầu phần cứng để tham gia đóng góp vào mạng lưới của NEAR Protocol

Tại sao các Chunk Producer là một phần của sharding?

Chúng giúp phân cấp mạng hơn nữa bằng cách tăng tổng số validator.

Lộ trình là gì? Tất cả việc này dẫn chúng ta đến đâu?

Lộ trình sharding được mô tả trong Simple Nightshade – Sharding trên Near Protocol.

Cuối cùng, bản thân mạng lưới sẽ tự động điều chỉnh số lượng sharding dựa trên việc sử dụng hiện tại, không có validator nào cần xác thực tất cả các shard.

NEAR Ecosystem lớn đến mức nào? Có bao nhiêu dự án đang xây dựng trên đó?

Có hàng trăm dự án đang xây dựng hoặc tích hợp Giao thức NEAR và đây là danh sách do cộng đồng tổng hợp. Chúng tôi ước tính khoảng 1250 nhà phát triển hoạt động hàng tháng đang xây dựng trên NEAR. Thật không may, với quy mô hiện tại của hệ sinh thái, chúng tôi khó có thể theo dõi các con số chính xác.

Bạn có thể theo dõi các dApps trên NEAR tại: https://awesomenear.com/ 

Một số cách NEAR hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng trên nền tảng là gì?

Gói tài trợ 800 triệu đô được công bố – Hệ sinh thái NEAR sẵn sàng cất cánh

“Private Shard” của NEAR là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Private shard(phân đoạn riêng tư) về cơ bản là một blockchain riêng tư được tích hợp vào NEAR. Trạng thái của nó chỉ hiển thị đối với các bên được ủy quyền nhưng mọi người đều có thể xác minh giao dịch các bằng chứng từ phân đoạn riêng tư.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo https://near.org/blog/near-launches-private-shard-for-enterprise/

Vậy NEAR khác với các blockchain khác như thế nào?

NEAR khác với các blockchain khác về quy mô mà nó có thể xử lý, khả năng tương tác đa chuỗi (multichan interoperability), và khả năng áp dụng hàng loạt(mass adoption).

Chúng ta đã đề cập đến phần khả năng mở rộng, vì vậy hãy tập trung vào các điểm khác.

Developers từ Ethereum, Polkadot hoàn toàn có thể bắt đầu ngay lập tức với NEAR thông qua Aurora và Octopus Network
Developers từ Ethereum, Polkadot hoàn toàn có thể bắt đầu ngay lập tức với NEAR thông qua Aurora và Octopus Network

Về khả năng tương tác đa chuỗi, NEAR’s Rainbow Bridge là một trong số ít, nếu không muốn nói là cây cầu đa chuỗi không cần tín nhiệm (trustless bridge) duy nhất trên thị trường. Các nhà phát triển cũng có thể triển khai nhanh chóng EVM Dapp thông qua các appchains dựa trên Aurora và Substrate thông qua Octopus, với rất ít thay đổi code.

NEAR cũng được thiết kế để cực kỳ dễ sử dụng, vì vậy ngay cả những người dùng không quen thuộc về tiền điện tử trên internet ngày nay cũng có thể được tham gia vào mạng dựa trên blockchain tương lai của NEAR. Ví dụ: các nhà phát triển có thể sử dụng bộ công cụ và tận dụng hệ thống tài khoản của NEAR, vì vậy người dùng không phải xử lý token, khóa cá nhân hoặc trả phí gas. NEAR cũng hỗ trợ tên tài khoản có thể đọc được, dễ nhớ, vì vậy về cơ bản ENS(Ethereum Name Service) vốn đã được hỗ trợ trên NEAR và việc gửi giao dịch cho người dùng khác NEAR là vô cùng dễ dàng, dễ nhớ, tránh sai sót.

Bạn nghĩ tại sao NEAR lại đi trước các đối thủ cạnh tranh nhiều năm?

Sharding trên NEAR có thể mở rộng gần như không giới hạn để đáp ứng nhu cầu của các nhà phát triển và người dùng. Đồng thời, NEAR tập trung nhiều vào trải nghiệm của nhà phát triển. Từ các tính năng giao thức như khóa truy cập(access key) và tên tài khoản dễ nhớ cho đến các Developer SDK được thiết kế tốt, NEAR có vị trí tốt để thu hút các nhà phát triển từ Web3 và Web2.

*** Nếu bạn là developer và muốn tham gia phát triển trên NEAR Protocol -> Vui lòng theo dõi bài viết này

 

Hệ sinh thái NEAR sẵn sàng phát triển

Ngoài việc phát triển blockchain NEAR từ công ty NEAR Inc, NEAR Foundation còn tạo ra nền tảng cho các nhà phát triển, doanh nhân và doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ với các chương trình tài trợ đầy tham vọng bao gồm tài trợ hệ sinh thái toàn cầu trị giá 800 triệu đô la (với giá trị hiện tại đã vượt quá 1,2 tỷ đô la).

NEAR đang chứng kiến hệ sinh thái chơi game, metaverse và NFT đang phát triển mạnh, chưa kể đến hệ sinh thái DeFi đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi ra mắt mainnet một năm trước.

Đối với người dùng, NEAR đang thực hiện những bước tiến để làm cho trải nghiệm tiền điện tử dễ sử dụng hơn nữa. Từ tên ví đơn giản dễ nhớ, đến xác thực hai yếu tố và khả năng staking ngay trong ví.

“Đây chỉ là sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển bùng nổ ở mọi cấp độ. Chúng tôi rất nóng lòng được cho bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.” – NEAR Foundation

Cộng đồng Hệ sinh thái NEAR tại Việt Nam

Tổng kết

Bài viết trên là những câu hỏi và trả lời của đội ngũ về Sharding trên NEAR Protocol, hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin tới bạn!

*** Trên đây là bản tin mà GFS Blockchain cung cấp hàng ngày nhằm theo dõi từng bước phát triển của hệ sinh thái NEAR cũng như các dapp trên nền tảng NEAR Protocol.

Để cập nhật thêm tất cả các thông tin về thế giới của Hệ sinh thái NEAR. Hãy theo dõi NEAR Universe Series -> Tại đây

Hoặc tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác thảo luận thêm về NEAR nhé:

0 0 đánh giá
Article Rating