Bitcoin hiện có lượng khí thải carbon tương đương với lượng khí thải của Cộng hòa Séc. Hoạt động khai thác Bitcoin tạo ra rất nhiều khí thải nhà kính, vì quá trình khai thác các đồng này siêu ngốn năng lượng. Các thợ mỏ về cơ bản phải chạy đua trong việc giải các thuật toán ngày càng phức tạp để xác minh các giao dịch trên các chuỗi của Bitcoin. Phần cứng mà họ sử dụng cho các bộ máy tính để giải các thuật toán đó cũng đốt cháy một lượng lớn điện năng và làm tăng thêm vấn đề rác thải điện tử đang gia tăng trên thế giới.

Theo một phân tích mới, tình trạng ô nhiễm carbon dioxide được thải ra từ quá trình khai thác Bitcoin thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn so với thời kỳ trước khi Trung Quốc cấm các công ty khai thác Bitcoin hoạt động vào năm 2021. Các chuyên gia cho biết, có thể đó là kết quả của việc các công ty khai thác Bitcoin thay thế nguồn năng lượng từ nguồn thủy điện dồi dào của Trung Quốc bằng than và khí đốt.

Báo cáo cũng cho thấy sự bùng nổ của Bitcoin đang trở thành một vấn đề lớn hơn đối với những nỗ lực của thế giới nhằm loại bỏ ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch. Các lệnh cấm khai thác, giống như lệnh mà Trung Quốc đưa ra vào năm ngoái, dường như không hiệu quả lắm trong việc hạn chế khí thải, bởi vì các thợ mỏ có thể dễ dàng tìm thấy năng lượng bẩn, rẻ tiền ở những nơi khác.

xưởng đào Bitcoin
Quanh cảnh một xưởng đào Bitcoin

Trước đây, Trung Quốc chiếm hơn 70% hoạt động khai thác Bitcoin trên thế giới cho đến khi quốc gia này loại bỏ chúng vào năm 2021, một phần chủ yếu là vì những lo ngại về môi trường. Trong những mùa mưa ở Trung Quốc, các thợ mỏ đã có thể tận dụng lượng thủy điện dư thừa ở các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam của nước này. Trong mùa khô, họ thường chuyển đến Tân Cương và Nội Mông – nơi họ chủ yếu dựa vào điện từ các nhà máy nhiệt điện than.

Giờ đây, Mỹ và Kazakhstan là hai trung tâm lớn nhất để khai thác Bitcoin. theo Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge, Kazakhstan tổ chức khoảng 18% khai thác Bitcoin trên thế giới. Trong khi, Kazakhstan chủ yếu dựa vào than cứng, thải ra nhiều khí CO2 làm nóng hành tinh hơn các loại than khác để sản xuất ra năng lượng. Hơn hết, đây cũng là nơi có các nhà máy điện kém hiệu quả hơn, điều này cũng có thể góp phần làm tăng lượng khí thải.

Hoa Kỳ chiếm hơn một phần ba về khai thác Bitcoin trên thế giới và phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt , sau đó là than để sản xuất điện. Thị phần khí đốt tự nhiên được sử dụng để cung cấp năng lượng khai thác Bitcoin tăng gần gấp đôi từ 15 lên 30% sau khi các thợ mỏ rời Trung Quốc. Theo phân tích mới, thị phần của các nguồn điện tái tạo được sử dụng để khai thác Bitcoin cũng giảm đáng kể, từ mức trung bình khoảng 42% vào năm 2020 xuống còn 25% vào tháng 8 năm sau.

Trước đây, các ước tính về mức độ mà các thợ đào Bitcoin dựa vào năng lượng tái tạo đã thay đổi đáng kể từ khoảng 40 đến 70%, một phần là do các thợ đào chuyển từ mùa này sang mùa khác, theo đuổi các nguồn năng lượng hợp lý nhất.

Hoạt động khai thác Bitcoin có thể làm hồi sinh và kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã già cỗi cần được loại bỏ để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Xu hướng này cũng đã gây khó khăn cho một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, những người đã thăm dò các công ty khai thác để nắm bắt được việc sử dụng năng lượng và lượng khí thải của họ.

 

0 0 đánh giá
Article Rating